Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2019

Khó thở khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục

Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng khó thở. Vậy khó thở khi mang thai là do đâu và khắc phục tình trạng này như thế nào, các mẹ bầu cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Nguyên nhân gây khó thở khi  mang thai - Tác động của hormone Trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự khó thở của bạn trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.  - Sự phát triển của tử cung Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộ

Một số lưu ý không thể bỏ qua khi bổ sung sắt cho bà bầu

Vai trò của sắt với thai kỳ Không chỉ tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với những người bình thường, thiếu sắt có thể gây thiếu máu , mệt mỏi, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển… Một số lưu ý không thể bỏ qua khi bổ sung sắt cho bà bầu Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ mang thai nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt mỗi ngày (không vượt quá 45mg) và dùng trong suốt thời kỳ mang bầu, liều lượng phù hợp với từng trường hợp phải do bác sĩ khám và chỉ định. Thông thường nhất là bổ sung bằng thực phẩm. Bên cạnh đó là việc dùng thuốc sắt. Trên thị trường hiện nay, sắt II sulfat thường được phối hợp với acid folic, vitamin C, vitamin nhóm B… do sự phối hợp này làm tăng tác dụng của thuốc. Khi d